Làm gì để giảm đau khi mắc bệnh trĩ ?


Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ luôn phải chịu sự đau đớn do bệnh mang lại. Xét về mặt cơ chế bệnh lý thì hiện tượng viêm tấy sinh đau và làm ngứa ngáy nơi khó gãi bao giờ cũng gắn liền với 3 yếu tố bệnh lý: Tăng áp lực trong khung chậu do hậu quả của táo bón lâu ngày; lượng máu lưu thông trong mạng lưới tĩnh mạch hậu môn chậm hơn bình thường phần vì máu đậm đặc, phần vì tĩnh mạch bị viêm trước đó; phản ứng viêm tấy và dị ứng cho sự hiện diện của chất xuất tiết trong vùng trực tràng.


 Nói thế không có nghĩa là chịu thua ngay. Đời của người bị bệnh trĩ chắc chắn sẽ bớt bể khổ nếu có cách nào cải thiện chức năng co bóp của đại tràng để đừng táo bón; gia tăng mức độ lưu thông trong tĩnh mạch bằng cách vừa giữ cho máu loãng vừa chống co thắt mạch máu trong vùng hội âm; cắt cơn đau do ruột co thắt và kháng viêm trên trực tràng.
 Muốn thế, bệnh nhân cần uống nhiều nước hơn người khác (tối thiểu 2,5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần, nếu được 3/4 nước khoáng loại có nhiều kalium và 1/4 nước trái cây càng tốt) để khung ruột vừa không thiếu nước vừa đủ sinh tố. Bên cạnh đó, nên ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây sấy khô có tác dụng nhuận trường (như táo, mơ, đu đủ…); tăng lượng rau có nhiều chất nhầy (như rau dền, rau diếp cá) và mễ cốc có nhiều dầu béo (như mè đen) trong khẩu phần thường ngày; uống nước nấm đông cô và nấm mèo theo tỉ lệ 1/1, chia ra uống trong ngày để tận dụng hoạt chất chống đau và giữ máu loãng của nấm; ăn cơm gạo lứt vài ngày.
 Mặt khác, nạn nhân cần giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la (không chỉ vì các món này gây táo bón mà vì tăng phản ứng ngứa hậu môn); tránh nước ngọt có gas để đừng tăng áp lực trong khung ruột; cữ tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng ngoài da trước đó.
 Có nhiều cách ăn uống cho người bệnh trĩ như vừa mô tả, nhưng nếu phải chọn một giải pháp hàng đầu khi đang đau thì lại là uống nước. Nhiều người đúng lý đã không bị trĩ nếu có thói quen uống nước cho đủ. Khó nhưng không bao giờ quá muộn để thay đổi thói quen bất lợi cho sức khỏe, trừ khi bệnh nhân không muốn

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về cách giảm bớt đau cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

 

Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ
 

Các biến chứng của bệnh trĩ

Tỉ lệ người mắc bệnh trĩ hiện nay khá cao, nhất là ở những người lớn tuổi. Theo thống kê có khoảng hơn 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh này. Nhưng không phải lúc nào người mắc bệnh trĩ cũng được điều trị kịp thời và triệt để nên dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn. Người bệnh nên nắm rõ những biến chứng này để thấy rõ mức độ nguy hiểm của bệnh:
Các biến chứng của bệnh trĩ
Tắc mạch trĩ
  Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi gây tắc mạch trĩ. Một vài ngày hay một vài giờ sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một  khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu, sờ vào thấy căng. Bệnh nhân đau rát. Nếu được rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay. Cũng có khi cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu.
 Tắc mạch trĩ nội ít hơn nhiều so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở trong sâu, có cảm giác gợn cộm như có một vật lạ nằm trong lòng ống hậu môn. Ấn tay vào thành trực tràng cảm giác được một cục cứng có ranh giới rõ rệt. Khi soi hậu môn thấy ở búi trĩ có một chỗ phồng lên màu phớt xanh. Rạch nhẹ vào khối đó có một cục máu đông bật ra.
Nghẹt
  Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được. Nghẹt có thể một phần, một nửa hay toàn bộ chu vi hậu môn. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là do hiện tượng hoại tử bắt đầu. Khi nắn, thấy có những chỗ mềm do phù nề, ấn lõm, xen kẽ với những hạt cứng là những cục máu đông. Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được, nhất là loại trĩ vòng, do phù nề nhiều hơn và do cơ vòng thắt chặt. Trĩ sa nghẹt làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt hoặc là đỡ sưng nề dần, và rồi có thể đẩy lên được, hoặc là bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn
Các biến chứng của bệnh trĩ
 Nhiễm khuẩn của trĩ là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Kiểm tra trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.
 Trên đây là những giới thiệu của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm về những biến chứng của bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 và nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.