Giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn

Làm thế nào để phân biệt trĩ và nứt kẽ hậu môn? Rất nhiều bệnh nhân do thiếu kiến thức về y tế thường nhầm lẫn giữa nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ, khiến bệnh càng trở lên nặng hơn và bỏ lỡ thời cơ điều trị tốt nhất. Sau đây các chuyên gia phòng khám Thiên Tâm sẽ chỉ cho bạn cách nhận biết giữa bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn:


Nứt kẽ hậu môn hay còn gọi là loét hậu môn là một dạng tổn thương hậu môn trực tràng thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh Trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Có ba  loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ và nứt kẽ hậu môn đều là những bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Những điểm giống nhau giữa trĩ và nứt kẽ hậu môn:

Nứt kẽ hậu môn mang nhiều đặc điểm của trĩ đặc biệt là ở giai đoạn 3, có thể kèm theo trĩ ngoại , trĩ nội. Còn trĩ thì chỉ đơn thuần chia làm 3 loại là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

1.    Biểu hiện chủ yếu của nứt kẽ hậu môn là đau nhức, bệnh trĩ là chảy máu, chỉ khi các khối trĩ ngoại sưng tấy và viêm thì mới có cảm giác đau nhức.

Phần da tổn thương do nứt kẽ hậu môn có thể tự phân hủy còn các búi trĩ thì không, khi kiểm tra hậu môn để chuẩn đoán nứt kẽ hậu môn cần phải dùng dụng cụ xét nghiệm

2.    Nứt kẽ hậu môn có liên quan đến phì đại u nhú ở hậu môn, trĩ thì không.

3.    Người bị nứt kẽ hậu môn khi quan sát có thể phát hiện lỗ hẹp, người bị trĩ chỉ phát hiện khi các búi trĩ lòi ra ngoài.

Thông qua miêu tả của các chuyên gia phòng khám Thiên Tâm, chắc hản giờ đây các bạn đã có những hiểu biết nhất định về sự  khác biệt giữa bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn.Khi có bất kì biểu hiện và triệu chứng gì cần sớm tiến hành điều trị để đem lại hiệu quả tốt nhất.

 

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh trĩ ngoại


  Trĩ ngoại là những búi sưng do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp viền hậu môn bị viêm, sưng to, sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc tụ máu mà thành. Bề mặt ngoài của trĩ ngoại bị phủ một lớp da, có thể nhìn thấy, không thể đưa vào trong hậu môn, không dễ bị chảy máu. Triệu chứng chủ yếu là đau và cảm giác có vật lạ. Theo lâm sàng có thể chia thành trĩ ngoại các mô liên kết, trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng lên, trĩ ngoại do viêm và trĩ ngoại do tụ máu

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

  Nguyên nhân của trĩ ngoại là gì? Trĩ làm cho rất nhiều người bệnh cảm thấy vô cùng khổ sở, sức khỏe cơ thể bị đe dọa nghiêm trọng. Các chuyên gia cho biết bệnh trĩ phát tác chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống, thói quen đại tiện, các tư thế của cơ thể…. không tốt. Cụ thể như sau:

1, Thói quen ăn uống không tốt: ăn các thức ăn quá béo , các đồ ăn cay, kích thích cao sẽ dẫn đến trĩ ngoại.

2, Tư thế cơ thể không tốt, quá mệt mỏi: ngồi lâu, đứng lâu, ngồi xổm nhiều, đi nhiều cũng có thể gây nên bệnh trĩ.

3, Thói quen đại tiện không tốt: ngồi xí bệt nhiều, thời gian lâu.

4, Áp lực bụng tăng cao: mang thai, phì đại tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây trĩ.

5, Máu lưu thông cục bộ kém gây tụ máu hoặc huyết quản phồng to.

+ Đứng thẳng: chịu tác dụng của trọng lực gây nên trĩ.

+  Khi đại tiện phải dặn nhiều làm tăng áp lực của bụng cũng gây nên trĩ.

+  Các mô dưới cơ niêm mạc trực tràng bị thả lỏng, lực cản xung quanh huyết quản yếu dẫn đến hình thành bệnh trĩ.

+ Tĩnh mạch trên trực tràng không có van tĩnh mạch, huyết quản đi qua các cơ xung quanh hậu môn gây trĩ.

6, Các nguyên nhân khác: cao huyết áp, xơ gan, xơ động mạch, viêm mãn tính trực tràng hậu môn... đều có thể gây nên bệnh trĩ.

  Nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại là gì, trên đây các chuyên gia đã giới thiệu khá chi tiết, hi vọng sẽ có thể giúp được cho các bạn. Nếu phát sinh trĩ ngoại, các bạn nên kịp thời đến các cơ sở y tế để điều trị.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ ngoại. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sỹ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Ớt và bệnh trĩ ngoại


Có rất nhiều người Việt Nam có thói quen dùng ớt trong các món ăn, một chút ớt trong nước chấm hay món cá kho cũng làm cho món ăn thêm đậm đà, ngon miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ lợi ích cũng như tác hại của ớt. Ớt nếu ăn vừa phải rất có lợi cho sức khỏe. Ớt có thể làm thuốc bổ dạ dày, có thể kích thích nước bọt, dịch vị phân tiết, tăng thêm khẩu vị, ngoài ra, ớt cũng bổ sung vitamin A cho mắt bạn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa bệnh hậu môn trực tràng của phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết nếu ăn nhiều ớt quá thì lại có hại đặc biệt là đối với những người bị bệnh trĩ.

Ớt và bệnh trĩ ngoại

  Bởi vì, ăn quá nhiều ớt sẽ làm cho dịch tiêu hóa phân tiết quá nhiều, làm cho niêm mạc dạ dày tá tràng sung huyết, phù nước, nhu động dạ dày tá tràng tăng lên rất nhiều, tim đập nhanh hơn, lượng tuần hoàn máu tăng lên rất nhiều.

  Những người mắc bệnh nóng, bệnh lở loét, viêm dạ dày, tá tràng và bệnh cao huyết áp thì bệnh tình sẽ nặng hơn nếu ăn ớt quá nhiều.

  Riêng đối với những người bị bệnh trĩ, các bác sĩ khuyên tuyệt đối không được ăn cay. Nếu ăn cay nhiều những người mắc bệnh này có thể sẽ bị áp xe hậu môn. Ngoài ra, ớt còn còn gây ra chứng táo bón và làm cho bệnh trĩ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về tác hại của ớt đối với bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Khoai lang ngừa bệnh trĩ


Tên khoa học của khoai lang là Ipomoea batataseae, thuộc dạng dây leo, bò lan, có thể trồng hom dây với bất kỳ loại đất cát hoặc đất bazan. Khoai lang gồm nhiều loại: khoai lang bí (củ to, vỏ đỏ), khoai lang bột (củ vừa, vỏ trắng) và khoai lang dương ngọc (ruột tím).
Khoai lang ngăn ngừa trĩ ngoại

 Cả 3 loại đều là thực phẩm nhờ khả năng dễ hấp thụ chất mỡ, đường, nước. Tinh bột khoai lang thường có vị ngọt nhạt, tính bình, giải độc tố cao. Do vậy, các viện bào chế đông y cổ truyền kể cả tây y thường dùng lá, củ khoai lang tinh chế thuốc chữa trị các bệnh: viêm dạ dày, rối loạn đường ruột, ung thư kết tràng, trực tràng. Đặc biệt chữa tiểu đường típ 2 và đau cúp lưng, mỏi gối rất hiệu quả.

 Củ khoai lang, lá cây khoai lang đều có tác dụng trị táo bón. Trẻ con hoặc người lớn đều có thể sử dụng thực phẩm này. Các bà nội trợ thường sử dụng rau lang và củ khoai lang trong bữa ăn hằng ngày giúp nhuận tràng chống táo bón. Người bị táo bón, sử dụng thực phẩm này, một ngày sau sẽ có hiệu quả. Bệnh trĩ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do táo bón, vì vậy ngừa táo bón là ngừa được bệnh trĩ.

 Ngoài ra, cây khoai lang còn được sử dụng để điều trị một số loại bệnh khác như :

- Mua 1kg khoai dương ngọc, gọt bỏ vỏ, thái lát mỏng, ép lấy nước, bỏ xác, thêm vào 1/3 muỗng muối, 5gr mật ong, 1 muỗng canh giấm nuôi. Nấu sôi 10 phút. Mỗi ngày uống 2 lần. Liên tục 20 ngày dứt viêm dạ dày, ngăn chặn ung thư đại trực tràng.

- Nam nữ từ 30 tuổi trở lên mắt mờ, chiều tối quáng gà, vừa phát hiện đái tháo đường nhẹ: Mua 2 bó lá rau lang đỏ (300gr), 100gr bí đao (hạt còn non), rửa sạch, thêm vào gia vị vừa ăn (không quá mặn), 2 củ khoai lang bí (50gr), rửa sạch, không bỏ vỏ, thái khoanh nhỏ.

Nấu với 3 muỗng mật ong và 300gr thịt rùa đen trong 800ml nước còn đúng 250ml. Ăn 3 lần trong ngày. Liên tục 10 ngày hiệu quả tốt.

- 3kg lá khoai lang trắng (luôn thân dây) rửa sạch, 5 chỉ mai rùa (hoặc ba ba khô mua ở hiệu thuốc đông y), sao vàng, nấu trong 1 lít nước còn 300ml. Chia làm 3 phần, uống trong ngày. Liên tục 2 tuần. Chữa rối loạn cương, xuất tinh sớm và kiện lực bổ thận dương lẫn âm.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về tác dụng của khoai lang trong việc ngăn ngừa bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Những lưu ý cho người mắc bệnh trĩ ngoại

Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết khi đi vệ sinh ngồi xổm thay vì ngồi xí bệt như hiện nay sẽ tốt cho người bị bệnh trĩ ngoại và u đại tràng. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng xí bệt lại đang chiếm ưu thế. Làm thế nào dung hòa 2 yếu tố này mà vẫn có lợi cho việc điều trị cho những bệnh nhân bị trĩ ngoại?

 Khi những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại hay u đại tràng ngồi xổm thay vì ngồi xí bệt sẽ ngồi tự nhiên và cơ thể ít phải gắng sức hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường ruột như bệnh trĩhay u đại tràng (2 chứng bệnh đều gây sưng nề ruột).

 Phần lớn chúng ta đều coi nhẹ việc đi vệ sinh và tin rằng ngồi xí bệt tốt hơn xí xổm nhưng nó thực sự là một quá trình sinh lý rất phức tạp.

 Các chuyên gia cũng khuyên những bệnh nhân đang gặp khó khăn với các vấn đề đường ruột nên kê một cái ghế dưới chân khi ngồi xí bệt vì điều này sẽ giúp mô phỏng tư thế cơ thể giống như khi ngồi xổm. “Việc đặt chân lên một vật cao khoảng 20cm và gập người về phía trước khi đi vệ sinh sẽ hỗ trợ rất tốt cho cơ thể, giúp tăng lực đẩy tự nhiên cho hệ tiêu hóa mà không cần phải gắng sức”.

 Ngoài ra, nâng cao chân theo cách này một cách thường xuyên cũng sẽ rút ngắn thời gian đi vệ sinh và giảm được áp lực, căng thẳng cho đường ruột. Với cách làm này chắc chắn sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trĩ ngoại trở nên hiệu quả hơn.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về một số lưu ý cho người bệnh trĩ ngoại. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Nguy cơ mắc trĩ và táo bón khi mang thai

Các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết, trĩ ngoại là căn bệnh gặp khá nhiều ở phụ nữ đang mang thai, nguyên nhân của bệnh trĩ là do tĩnh mạch khu vực hậu môn bị sưng gây ra hiện tượng chảy máu, ngứa, và đau rát.

Nguy cơ mắc trĩ và táo bón khi mang thai

Bệnh trĩ phổ biến khi mang thai là bởi vì:

– Khi mang thai, Tử cung mở rộng làm tăng áp lực tĩnh mạch khu vực hậu môn gây ra bệnh trĩ.

– Táo bón, một vấn đề thường gặp trong thai kỳ, nguyên nhân do tinh thần căng thẳng,  nhu cầu đi tiêu ít hơn người thường. Hoạt đông tiêu hoá di chuyển chậm hơn trong khi mang thai, và việc cung cấp lượng  sắt vitamin trước khi sinh cũng có thể gây táo bón.

1. Để ngăn ngừa hoặc giảm táo bón và bệnh trĩ:

– Ăn một chế độ ăn giàu chất xơ (nhiều trái cây nguyên chất, rau, và ngũ cốc).

– Uống nhiều nước mỗi ngày.

– Tăng số lượng tập thể dục bạn nhận được mỗi ngày.

2. Để điều trị ngứa hoặc đau của bệnh trĩ:

 Giữ sạch bằng cách lau hậu môn kỹ sau mỗi lần đi tiêu. Nhẹ nhàng lau từ phía trước để lại. Dùng loại giấy ướt mềm  thường nhẹ nhàng hơn so với giấy vệ sinh.

 Ngâm mình trong nước ấm giúp  thu nhỏ hoặc làm dịu nỗi đau bệnh trĩ.

– Tránh ngồi trong thời gian dài, đặc biệt là trên ghế cứng.

– Giữ sức khỏe của bạn và thông báo với bác sĩ khi bị táo bón hoặc trĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn và hướng điều trị

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi vềbệnh trĩ và táo bón khi mang thai. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua
 

Làm gì để giảm đau khi mắc bệnh trĩ ?


Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ luôn phải chịu sự đau đớn do bệnh mang lại. Xét về mặt cơ chế bệnh lý thì hiện tượng viêm tấy sinh đau và làm ngứa ngáy nơi khó gãi bao giờ cũng gắn liền với 3 yếu tố bệnh lý: Tăng áp lực trong khung chậu do hậu quả của táo bón lâu ngày; lượng máu lưu thông trong mạng lưới tĩnh mạch hậu môn chậm hơn bình thường phần vì máu đậm đặc, phần vì tĩnh mạch bị viêm trước đó; phản ứng viêm tấy và dị ứng cho sự hiện diện của chất xuất tiết trong vùng trực tràng.


 Nói thế không có nghĩa là chịu thua ngay. Đời của người bị bệnh trĩ chắc chắn sẽ bớt bể khổ nếu có cách nào cải thiện chức năng co bóp của đại tràng để đừng táo bón; gia tăng mức độ lưu thông trong tĩnh mạch bằng cách vừa giữ cho máu loãng vừa chống co thắt mạch máu trong vùng hội âm; cắt cơn đau do ruột co thắt và kháng viêm trên trực tràng.
 Muốn thế, bệnh nhân cần uống nhiều nước hơn người khác (tối thiểu 2,5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần, nếu được 3/4 nước khoáng loại có nhiều kalium và 1/4 nước trái cây càng tốt) để khung ruột vừa không thiếu nước vừa đủ sinh tố. Bên cạnh đó, nên ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây sấy khô có tác dụng nhuận trường (như táo, mơ, đu đủ…); tăng lượng rau có nhiều chất nhầy (như rau dền, rau diếp cá) và mễ cốc có nhiều dầu béo (như mè đen) trong khẩu phần thường ngày; uống nước nấm đông cô và nấm mèo theo tỉ lệ 1/1, chia ra uống trong ngày để tận dụng hoạt chất chống đau và giữ máu loãng của nấm; ăn cơm gạo lứt vài ngày.
 Mặt khác, nạn nhân cần giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la (không chỉ vì các món này gây táo bón mà vì tăng phản ứng ngứa hậu môn); tránh nước ngọt có gas để đừng tăng áp lực trong khung ruột; cữ tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng ngoài da trước đó.
 Có nhiều cách ăn uống cho người bệnh trĩ như vừa mô tả, nhưng nếu phải chọn một giải pháp hàng đầu khi đang đau thì lại là uống nước. Nhiều người đúng lý đã không bị trĩ nếu có thói quen uống nước cho đủ. Khó nhưng không bao giờ quá muộn để thay đổi thói quen bất lợi cho sức khỏe, trừ khi bệnh nhân không muốn

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về cách giảm bớt đau cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

 

Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ
 

Các biến chứng của bệnh trĩ

Tỉ lệ người mắc bệnh trĩ hiện nay khá cao, nhất là ở những người lớn tuổi. Theo thống kê có khoảng hơn 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh này. Nhưng không phải lúc nào người mắc bệnh trĩ cũng được điều trị kịp thời và triệt để nên dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn. Người bệnh nên nắm rõ những biến chứng này để thấy rõ mức độ nguy hiểm của bệnh:
Các biến chứng của bệnh trĩ
Tắc mạch trĩ
  Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi gây tắc mạch trĩ. Một vài ngày hay một vài giờ sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một  khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu, sờ vào thấy căng. Bệnh nhân đau rát. Nếu được rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay. Cũng có khi cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu.
 Tắc mạch trĩ nội ít hơn nhiều so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở trong sâu, có cảm giác gợn cộm như có một vật lạ nằm trong lòng ống hậu môn. Ấn tay vào thành trực tràng cảm giác được một cục cứng có ranh giới rõ rệt. Khi soi hậu môn thấy ở búi trĩ có một chỗ phồng lên màu phớt xanh. Rạch nhẹ vào khối đó có một cục máu đông bật ra.
Nghẹt
  Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được. Nghẹt có thể một phần, một nửa hay toàn bộ chu vi hậu môn. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là do hiện tượng hoại tử bắt đầu. Khi nắn, thấy có những chỗ mềm do phù nề, ấn lõm, xen kẽ với những hạt cứng là những cục máu đông. Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được, nhất là loại trĩ vòng, do phù nề nhiều hơn và do cơ vòng thắt chặt. Trĩ sa nghẹt làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt hoặc là đỡ sưng nề dần, và rồi có thể đẩy lên được, hoặc là bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn
Các biến chứng của bệnh trĩ
 Nhiễm khuẩn của trĩ là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Kiểm tra trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.
 Trên đây là những giới thiệu của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm về những biến chứng của bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 và nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Nguyên nhân trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới


 Bệnh trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy, không thể đưa và trong hậu môn, thường không chảy máu.
Nguyên nhân trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới
 Tại sao trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới? là vấn đề được mọi người hết sức quan tâm nhất là chị em phụ nữ, sau đây các chuyên gia hậu môn trực tràng Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chỉ ra một số nguyên nhân tại sao hiện tượng trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới :
1) Do cấu tạo cơ thể ở nữ giới:
  Ở vùng chậu nữ giới còn có tử cung, có thể chèn ép trực tràng, khiến cho trực tràng nghiêng về sau, độ cong lớn, khi đi đại tiện sẽ chậm hơn nam giới, dễ gây táo bón từ đó dẫn tới trĩ ngoại.
2) Thời kỳ mang thai:
  Thai nhi lớn dần lên chèn ép trực tràng, làm trở ngại lưu thông tĩnh mạch hậu môn trực tràng, từ đó dẫn tới trĩ ngoại.
3) Các chất thải gây bệnh trĩ ngoại:
Kinh nguyệt và khí hư tiết ra thường xuyên kích thích vùng da hậu môn, gây viêm mãn tính, làm tăng sinh các mô, dẫn tới trĩ ngoại.
4) Thời kỳ sinh con:
 Sau khi sinh con do khoang bụng trống rỗng, không có nhu cầu đi đại tiện, không đi đại tiện trong nhiều ngày, nằm trên giường lâu, đại tiện khó khăn dễ dẫn tới mắc trĩ ngoại.
5) Môi trường sống:
  Do thay đổi môi trường sống, phải đứng hoặc ngồi nhiều, áp lực công việc tăng, thường xuyên căng thẳng thần kinh, thói quen đại tiện không khoa học…
  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về nguyên nhân trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Nhận biết bệnh trĩ qua các triệu chứng bệnh


Nhận biết bệnh trĩ qua các triệu chứng bệnh

 Theo các nghiên cứu của các chuyên gia hậu môn trực tràng của phòng khám đa khoa Thiên Tâm thì để phát hiện bệnh trĩ người ta cần phải quan sát các triệu chứng thường gặp của nó. Vậy bệnh trĩ thường có những triệu chứng gì, để người bệnh và bác sĩ dễ dàng chuẩn đoán và điều trị bệnh? Sau đây các chuyên gia phòng khám chúng tôi xin giải đáp vấn đề này như sau:
nhan-biet-benh-tri-qua-cac-trieu-chung-benh

Bệnh trĩ thường được biểu hiện qua các triệu chứng sau :
1) Triệu chứng toàn thân
 Đa số bệnh nhân không có biểu hiện gì khác thường, vì tuy chảy máu có khi thường xuyên nhưng số lượng rất ít. Một số nhỏ bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu. Thỉnh thoảng có những bệnh nhân thiếu máu nặng, dung tích hồng cầu dưới 10%. Tuy nhiên, khi phát hiện triệu chứng thiếu máu nặng, người ta thường chú ý đến các bệnh lý khác về huyết học hay xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh.
2) Triệu chứng cơ năng
Có 2 triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa trĩ.
 - Chảy máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xỗm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng. Sau đó bệnh nhân mới đi cầu ra nhiều máu cục.
 - Sa trĩ: đây cũng là triệu chứng thường gặp, tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
 - Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi:
 + Tắc mạch: Những cục máu đông nhỏ xuất hiện bên trong búi trĩ. Khi tắc mạch, bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế, mà chỉ đặt một mông trên ghế.
 + Sa trĩ nghẹt: Hiện tượng này sẽ làm cho búi trĩ phù nề, có khi sưng rất to, không thể đẩy lên được làm cho bệnh nhân rất đau.
 + Nứt kẽ hậu môn: Tổn thương này làm bệnh nhân rất đau (nhất là khi đi cầu), làm bệnh nhân không dám đi cầu.
 - Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằm trong hố ngồi – trực tràng… cũng gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn. Dịch nhầy này có thể do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, thường xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy. Triệu chứng xảy ra cũng có thể do các bệnh lý ngoài da hay hậu quả của các toa thuốc tại chỗ trong điều trị.
3) Triệu chứng thực thể
  Khi khám cho bệnh nhân, thầy thuốc có thể thấy búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, da xung quanh chỗ hậu môn phồng căng bóng, có thể thấy màu xanh của các tĩnh mạch nổi. Thầy thuốc có thể thấy búi trĩ sa ra khi bệnh nhân rặn mạnh. Nếu trĩ sa độ 4 thì xung quanh lỗ hậu môn có 1 vòng niêm mạc gồm nhiều búi trĩ, to nhỏ không đều, giữa các búi trĩ là các ngấn nông sâu khác nhau. Người ta còn chú ý đến các dấu hiệu khác như viêm da quanh hậu môn do sử dụng các thuốc bôi hay tọa dược gây phản ứng kích thích tại chỗ. Các chất tiết quanh hậu môn (chất nhầy hay mủ) mà nguyên nhân có thể do các bệnh lý khác như CROHN, viêm đại tràng, lậu, giang mai… Các bất thường da quanh hậu môn như chàm, ung thư bạch huyết… Trong bệnh sa trực tràng, bệnh nhân có thể bị sa niêm mạc ra ngoài vòng tròn. Khi sờ nắn vào các búi trĩ, thầy thuốc thấy mềm, ấn xẹp và có khi tắc mạch sờ có cảm giác những cục cứng nhỏ như hạt tấm, ấn rất đau.
  Ngoài ra, để phát hiện bệnh trĩ, các thầy thuốc còn áp dụng phương pháp thăm khám và soi hậu môn, trực tràng.
 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về cách phát hiện bệnh trĩ qua các triệu chứng bệnh. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.